Yêu cầu của nhà trường:
1. Soạn thảo văn bản
Luận văn sử dụng chữ Times New Roman cỡ 13 - 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn hoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3 cm, lề dưới 3cm, lề trái 3 cm; lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297)mm, dày không quá 150 trang (khoảng 25.000 chữ), không kể phụ lục.
- Về font chữ: Tuy rằng ta có thể sử dụng XeTeX (sẽ nói sau) để hiển thị được font Times New Roman, ở đây chúng tôi đề nghị các bạn sử dụng font Times của TeX tương tự như font Times New Roman (thậm chí đẹp hơn).
Khai báo\usepackage{times}
- Về cỡ font. Muốn có cỡ font 14pt các bạn nên download gói Extsizes về, giải nén vào thư mục có chứa file TeX (chính là bản Luận văn của các bạn)
Download Extsizes
Muốn dùng cỡ 14pt ta khai báo như sau:\documentclass[14pt]{extbook}
- Về chế độ dãn dòng 1.5 lines, các bạn khai báo như sau trước \begin{document}
\renewcommand{\baselinestretch}{1.5}
Mẹo: Nếu khai báo như trên mà khin in ra vẫn không đúng 1.5 lines như MS Word, các bạn điều chỉnh lên/xuống con số 1.5. Ví dụ:\renewcommand{\baselinestretch}{1.45}
(nếu thấy vừa thì chọn con số này) - Về kích thước trang giấy theo yêu cầu của Trường, ta khai báo như sau:
\usepackage[a4paper,left=3cm, right=2cm,top=3cm,bottom=3cm]{geometry}
Về việc đánh số trang:
Khai báo như sau trước \begin{document}
\usepackage{fancyhdr}
\pagestyle{fancy}
\lhead{}
\chead{\thepage}
\rhead{}
\lfoot{}
\cfoot{}
\rfoot{}
\renewcommand{\headrulewidth}{0pt}
\renewcommand{\footrulewidth}{0pt}
2. Tiểu mục
Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số,nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1. mà không có tiểu mục 2.1.2. tiếp theo.
Khi viết Luận văn, các bạn chọn \documentclass là extbook. Khi đó, tiêu đề của các chương, các section, subsection,subsubsection sẽ được đánh số tự động đúng yêu cầu của nhà trường. Ví dụ,
\chapter{Một số kiến thức cơ bản}
\section{Không gian tô pô liên thông đường}
\subsection{Định nghiã}
\subsubsection{Định nghĩa 1}
3. Kinh nghiệm:
- Thông thường trong Luận văn ta thường tham chiếu tới chương, mục (section), tiểu mục (subsection) và tiểu-tiểu mục (subsubsection). Do đó ngay sau các lệnh tạo chương mục ta gán nhãn cho nó để tham chiếu đến. Khi đã gán nhãn ta cũng tham chiếu được đến trang chứa các chương mục nói trên.
Để gán nhãn ta viết ngay sau lệnh tạo chương mục
\label{tên nhãn}
chú ý tên nhãn nên dễ nhớ, dễ gợi nhớ. Ví dụ:
\section{Không gian tô pô liên thông đường}\label{kgtpltd}
Khi đã gán nhãn rồi ta tham chiếu như sau:
hoặc
\ref{kgtpltd}\pageref{kgtpltd}
- Chú ý để các tham chiếu thực hiện đúng chức năng của nó, các bạn phải biên dịch hai lần.
4. Vấn đề cần quan tâm:
Tuy các văn bản không
nói ra nhưng có những việc sau đây mà ta bắt buộc phải quan tâm, ví dụ: Tiêu đề chương và số chương đặt ở chế độ center:
Việc này hoàn toàn là ý muốn chủ quan của các Trường Đại học Việt Nam, đi ngược lại với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên chúng ta phải chấp nhận để hoàn thành bản Luận Văn.
Khắc phục: Copy (download) file extbook.cls của thầy Sơn về chép đè lên extbook.cls
extbook.cls của thầy Sơn
5. Đánh số phương trình
Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận văn. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận văn. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1.) có thể được đánh số là (5.1.1.), (5.1.2.), (5.1.3.)
Ta chỉ cần đưa công thức toán học vào chế độ equation như sau:
\begin{equation}
x^2-4x+3=0
\end{equation}
ví dụ khác:
\begin{equation}\label{pt22}
\left\lbrace \begin{array}{cc}
x^2-4x+3=0 \\
5x^2-x-1=0
\end{array}
\right.
\end{equation}
Vấn đề 2: Đánh số Định lý, Bổ đề, Mệnh đề … trong LaTeX
Khai báo:
\newtheorem{thm}{Định lý}[section]
\newtheorem{lem}[thm]{Bổ đề}
\newtheorem{pro}[thm]{Mệnh đề}
\newtheorem{cor}[thm]{Hệ quả}
\newtheorem{defi}[thm]{Định nghiã}
\newtheorem{ex}[thm]{Ví dụ}
Sau đó ta viết nội dung vào các môi trường trên. Các môi trường đó tự động đánh số và nếu tham chiếu vào thì tham chiếu sẽ tự động cập nhật mỗi khi việc đánh số thay đổi trong quá trình soạn thảo văn bản.
Ví dụ:
\begin{thm}
Nếu $X$ là không gian tôpô tùy ý và $Y$ là không gian co rút được. Khi đó mọi ánh xạ liên tục từ $X$ vào $Y$ đều đồng luân.
\end{thm}
Ước gì được cơ hội trình bày....
Trả lờiXóaƯớc gì được cơ hội trình bày....
Trả lờiXóaThầy khỏe nhiều.
Trả lờiXóa