Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Bài 2: Thực hành LaTeX - Phần 1

Bài thực hành LaTeX Tuần 2 (CN 23/10/2016)


Các bạn thân mến, 

Hôm nay thầy sơn bận đi dạy tại Bình Phước. Tuy nhiên thầy không muốn lớp LaTeX nghỉ. vì vậy buổi học chiều nay sẽ được tiến hành như sau: 

1. Câu lạc bộ Học Thuật, download bài giảng hôm nay, gồm 6 trang đem photocopy mỗi bạn một bản để học tập và thực hành theo. Tiền photocopy thầy dự tính khoảng 1 nghìn, các bạn nộp phí 1 nghìn cho CLB. Nếu thoả thuận được có thể thu 2 nghìn để có khoản chi khi triển khai lớp học.

https://sites.google.com/site/nthaison/document1.pdf 


Ngoài các nội dung trong bài viết trên, chủ nhiệm CLB có thể giúp thầy hướng dẫn các bạn nội dung sau đây:


Vấn đề 1: Bảng

Trong TeXMaker, để con trỏ ở vị trí chuẩn bị thành lập bảng , chọn Wizard, Quick Tabular, chọn như sau:



  • 2 dòng, 5 cột
  • Cột 1,4,5: center (mặc định), cột 2: left, cột 3: right



  • Ví dụ 1, ta tạo một bảng như sau:


    Nếu ta cần các dòng còn lại, chỉ cần copy dòng 2 và dán vào các dòng còn lại rồi biên tập nội dung. 


     \begin{tabular}{|c|l|r|c|c|} 
     \hline  
     STT & Họ và & Tên & Số ĐT & email \\  
     \hline  
     1 & Lê Hà & Bình & 0908111222 & lehabinh@gmail.com \\  
     \hline  
     \end{tabular}  
    

    Trong trường hợp muốn nối hai hay nhiều cột ta dùng \multicolumn{số cột}{l/r/c |}{Nội dung} (có vạch thẳng sau l/r/c) 




     \begin{tabular}{|c|l|r|c|c|}  
     \hline   
     STT &Họ và &Tên & Số ĐT & email \\   
     \hline   
     1 &\multicolumn{2}{c|}{Lê Hà Thị Thanh Trà} & 0908111222 &lethanhtra@gmail.com \\   
     \hline   
     \end{tabular}   
    


    ĐÁP ÁN


       \begin{tabular}{c|c|c|c|c|c|c|c|c|}  
           \cline{2-9}  
            & \multicolumn{8}{|c|}{Sets} \\  
           \cline{2-9}  
            & 1 & 2 & 3 & 4 & 5 & 6 & 7 & 8 \\  
           \hline  
           \multicolumn{1}{|c|}{astar} & & * & & * & & & * & \\  
           \hline  
         \end{tabular}   
    
    Nếu muốn nối hai hay nhiều dòng ta dùng gói \usepackage{multirow}
     \begin{tabular}{|c|c|}  
       \hline  
       \multirow{2}{*}{Trương Hoà Bình}&Lớp Trưởng năm 2015\\ \cline{2-2}  
       &Lớp phó năm 2016\\  
       \hline  
     \end{tabular}  
    

     Lưu ý: Những bảng phức tạp hơn, hoặc bảng có hơn 1 trang sẽ đề cập trong chương trình nâng cao. 



    Vấn đề 2: Mảng

    Một đối tượng có nhiều dòng và nhiều cột ta gọi là array. Để tạo một array, đang ở tròng TeXMaker ta đóng/mở một cặp dấu $ \$\$ $, đưa con trỏ vào giữa cặp dấu $$ đó, bấm Wizard, Quick Array, chọn số dòng và số cột (mặc định là 2 dòng và hai cột). Ở đây ta chọn 4 dòng và 4 cột:
     $  
     \begin{array}{cccc}  
     • & • & • & • \\  
     • & • & • & • \\  
     • & • & • & • \\  
     • & • & • & •  
     \end{array}  
     $  
    
    Điền số liệu vào dấu chấm bullet. Ta có một mảng (array).


    Ứng dụng mảng để nhập một hệ phương trình, một hàm số cho bằng nhiều biểu thức: 


    1. Hệ phương trình: 
     $\left\lbrace   
     \begin{array}{lcc}  
     x+2y +3z& = & 4 \\  
     5x+6y+7z&= & 8 \\  
     9x+10y+11z & = & 2 \\  
     \end{array}  
     \right.$  
    



    2. Hàm số cho bằng nhiều biểu thức

     $$  
     y=f(x)=  
     \left\lbrace   
     \begin{array}{lll}  
     1-\dfrac{2}{x+1}&\text{nếu} & x < -3 \\  
     -\dfrac{1}{2}\left(x-1\right)&\text{nếu} &-3\leqslant x<-1 \\  
     1&\text{nếu} &-1\leqslant x<1 \\  
     \dfrac{2}{x+1}&\text{nếu} &1\leqslant x <3 \\  
     1-\dfrac{2}{x+1}&\text{nếu} &x\geqslant 3   
     \end{array}  
     \right.  
     $$  
    

    Lưu ý: Trong môi trường array ta có thể chọn matrix, pmatrix, bmatrix, vmatrix và Vmatrix

     $\begin{pmatrix}  
     1 & 2 & 3 & 4 \\   
     5 & 6 & 7 & 8 \\   
     9 & 10 & 11 & 12 \\   
     13 & 14 & 15 & 16  
     \end{pmatrix} $  
    



     $\begin{bmatrix}  
     1 & 2 & 3 & 4 \\   
     5 & 6 & 7 & 8 \\   
     9 & 10 & 11 & 12 \\   
     13 & 14 & 15 & 16  
     \end{bmatrix} $  
    



     $\begin{vmatrix}  
     1 & 2 & 3 & 4 \\   
     5 & 6 & 7 & 8 \\   
     9 & 10 & 11 & 12 \\   
     13 & 14 & 15 & 16  
     \end{vmatrix} $  
    








    HẾT

    còn lại tuần sau thầy Sơn sẽ phụ trách tiếp.


     =============================================



    Vấn đề 3: Tab 


     


     \begin{tabbing}  
     \hspace{3.45cm}\=\kill  
      Mong manh nhất \> không phải là tơ trời \\   
               \> không phải nụ hồng \\  
               \> không phải sương mai\\  
               \> không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức   
     \end{tabbing}   
    

    Cách khác: Đo độ rộng của string

     \begin{tabbing}\newdimen\stringwidth  
     \setbox0=\hbox{ Mong manh nhất}  
     \stringwidth=\wd0  
     \hspace{\wd0}\=\kill  
      Mong manh nhất \> không phải là tơ trời \\   
               \> không phải nụ hồng \\  
               \> không phải sương mai\\  
               \> không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức   
     \end{tabbing}   
    


    BÀI TẬP






     Vấn đề 4: Đóng khung đoạn văn bản



    Cổ điển:
     
    Dùng \parbox{kích thước}{Nội dung} để đem Nội dung một đoạn văn bản bỏ vào một hộp có kích thức bằng "kích thước(khai báo)", sau đó đêm hộp văn bản bỏ vào một tabular một dòng một cột.
     \begin{tabular}{|l|}  
     \hline   
     \parbox{9cm}{\begin{enumerate}  
     \item Một bàn thua cho điểm rơi thể lực  
     \item Một bàn thua cho điểm rơi tinh thần.  
     \item Một bàn thua cho thể nghiệm đội hình.  
     \item Một bàn thua cho sự phân tán tư tưởng bởi truyền thông. Tổng cộng: Thua 0 - 4.  
     \end{enumerate}  
     }  
      \\   
     \hline   
     \end{tabular}   
    



    Hiện đại: 


    Đọc bài mới của Thầy Sơn https://osshcmup.wordpress.com/2015/12/08/dong-khung-doan-van-ban/




    Vấn đề 5: Đánh số công thức, phương trình và tham chiếu đến công thức phươg trình đó




    LaTeX  tự động đánh số phương trình. Trong TeXmaker, mở Math, Numbered Equation, ta nhận được môi trường

     \begin{equation}  
     \end{equation}  
    
    Công thức toán học để trong môi trường này, không được đặt trong cặp $\$\$ $ như thông thường.

    Để tham chiếu đến một công thức hay một phương trình đã được đánh số, ta thực hiện như sau:

    Bước 1: Đặt tên cho phương trình bởi lệnh \label{}

    Bước 2: Muốn tham chiếu đến phương trình đã đặt tên ta dùng lệnh \ ref{} (dấu \ viết dính liền với ref{})

    Khi biên dịch, chúng ta biên dịch 2 lần thì việc tham chiếu mới có hiệu lực. 



     \setcounter{chapter}{5}  
     \section{Hàm số vô tỉ}  
     \begin{equation}\label{ptvt}  
     y=f(x)=\sqrt{x^2-4x+3}-\sqrt{x^2+5x-9}\\  
     \end{equation}  
     Theo biểu thức (\ref{ptvt}) ta viết lại như sau:  
     \begin{equation}\nonumber  
     y=f(x)=\dfrac{-9x+12}{\sqrt{x^2-4x+3}+\sqrt{x^2+5x-9}}\\  
     \end{equation}  
    


    Nếu muốn tham chiếu đến trang chứa tham chiếu, ta viết \pageref{label}

    https://sites.google.com/site/nthaison \setcounter{chapter}{5}  
     \setcounter{page}{297}  
     \section{Hàm số vô tỉ}  
     \begin{equation}\label{ptvt}  
     y=f(x)=\sqrt{x^2-4x+3}-\sqrt{x^2+5x-9}\\  
     \end{equation}  
     Theo biểu thức (\ref{ptvt}) ta viết lại như sau:  
     \begin{equation}\nonumber  
     y=f(x)=\dfrac{-9x+12}{\sqrt{x^2-4x+3}-\sqrt{x^2+5x-9}}\\  
     \end{equation}  
     Ta vẽ đồ thị hàm số cho bởi công thức (\ref{ptvt}) ở trang \pageref{ptvt}.  
    




    Vấn đề 6: Môi trường Định lý và đánh số Định lý, Bổ đề, Mệnh đề … trong LaTeX



     \newtheorem{dinhly}{Định lý}[section]  
     \newtheorem{bode}[dinhly]{Bổ đề}  
     \newtheorem{menhde}[dinhly]{Mệnh Đề}  
     \newtheorem{hequa}[dinhly]{Hệ quả}  
     \newtheorem{dinhnghia}[dinh ly]{Định nghĩa}  
     \newtheorem{vidu}[dinhly]{Ví dụ}  
    

     \setcounter{section}{3}  
     \newtheorem{dinhly}{Định lý}[section]  
     \newtheorem{bode}[dinhly]{Bổ đề}  
     \newtheorem{menhde}[dinhly]{Mệnh đề}  
     \newtheorem{hequa}[dinhly]{Hệ quả}  
     \newtheorem{dinhnghia}[dinhly]{Định nghĩa}  
     \newtheorem{vidu}[dinhly]{Ví dụ}  
     \begin{dinhly}  
     Trong một tam giác vuông bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.  
     $$a^2=b^2+c^2$$  
     \end{dinhly}  
     Định lý trên gọi là Định lý Pythagore.  
     \begin{vidu}  
     Tam giác vuông $ABC$ có các cạnh góc vuông $c=3, b=4$. Tìm cạnh huyền.  
     \end{vidu}  
     Áp dụng định lý Pythagore ta có $a^2=32+42$ , suy ra $a=5$.  
    

    11 nhận xét:

    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    3. Sao Thầy không để số 090811**49 ấy Thầy.
      It's the unique in < !!! 3

      Trả lờiXóa
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    5. Thầy không nghỉ ngơi sớm giữ gìn sức khỏe Thầy?
      Hơn 5 giờ đồng hồ viết bài rồi....

      Trả lờiXóa
    6. Gần 12h rồi!! Mấy bạn ngủ hết rồi chỉ còn Thầy bên trang giáo án (Cổ điển)
      Hiện đại:....

      Trả lờiXóa
    7. Một người Thầy đầy nhiệt huyết. Em xin chúc Thầy thật nhiều sức khỏe!

      Trả lờiXóa
    8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    9. Ở vấn đề 5 ngay 5.1
      Thầy gõ nhầm MẪU dấu "+" thành dấu "-" rồi Thầy.

      Trả lờiXóa
    10. Gần 1h khuya mà Thầy chưa nghỉ ngơi mà còn viết bài cho mấy bạn học sao Thầy!!!
      Thầy giữ gìn sức khỏe Thầy ơi.

      Trả lờiXóa
    11. Hôm nay Thầy khỏe không? Thầy nhận ra hay thật ấy ;)))

      Trả lờiXóa